Kinh nghiệm mở cửa hàng sữa ở nông thôn với vốn nhỏ

kinh nghiệm mở cửa hàng sữa ở nông thôn
1/5 - (1 bình chọn)

Ở thời điểm hiện tại, nhu cầu tiêu thụ sữa tại Việt Nam mới đang chỉ dừng ở mức trung bình, thấp hơn khá nhiều so với các nước láng giềng mặc dù dân số là đông hơn. Tuy nhiên, điều tích cực là nhu cầu này đang gia tăng trong những năm gần đây và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. Từ đó, có thể thấy kinh doanh mặt hàng sữa là mặt hàng có tiềm năng và vẫn còn đất kinh doanh hiện nay. Từ kinh nghiệm của bản thân, dưới đây tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc về kinh nghiệm ở cửa hàng sữa ở nông thôn với số vốn không quá lớn.

Mở cửa hàng sữa ở nông thôn có thuận lợi, khó khăn gì?

Đầu tiên, về mặt thuận lợi thì hiện nay ở vùng nông thôn hay thành thị, mọi người cũng đã quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân cũng như người thân trong gia đình. Điều này là dấu hiệu khả quan cho những người kinh doanh mặt hàng sữa.

Theo số liệu thống kê từ KBSV thì sản lượng tiêu thụ sữa của người Việt hiện dao động ở mức 26-28 l/người/năm và thấp hơn 4 lần so với các nước phát triển trong khu vực như Singapore, Thái Lan. Hiện sản lượng tiêu thụ này vẫn đang tiếp tục gia tăng qua từng năm và là dấu hiệu cho thấy mức tiêu thụ vẫn có tiềm năng tiếp tục tăng trong tương lai.

tiềm năng khi mở cửa hàng sữa

Nhu cầu và tiềm năng khi mở cửa hàng sữa là rất lớn

Nhu cầu đều và lớn chính là hậu thuận mạnh cho những người có ý định kinh doanh mặt hàng sữa. Ngoài ra, mở cửa hàng sữa ở vùng quê còn có thuận lợi nữa là ít bị cạnh tranh do không có nhiều cửa hàng bán sữa như tại khu vực thành thị.

Nhưng bên cạnh đó, người kinh doanh cũng sẽ phải đối mặt với một số khó khăn nhất định như:

– Khả năng tài chính của dân cư vùng nông thôn không cao nên mức tiêu thụ khó có thể sánh bằng khu vực thành thị.

– Có thể tốn thêm chi phí vận chuyển nhập hàng.

– Khó tìm kiếm được mặt bằng kinh doanh thuận lợi

Vì thế, để mở cửa hàng sữa ở nông thôn thành công thì bạn phải tìm hiểu kĩ về khách hàng mục tiêu khu vực này để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Chỉ có hiểu rõ nhu cầu của khách hàng mới là cách tiếp cận đúng đắn nhất.

>> Xem ngay: Mở cửa hàng bán sữa, kinh doanh sữa có lời không?

Kinh nghiệm mở cửa hàng sữa ở nông thôn

Với kinh nghiệm của bản thân, chúng tôi đã đúc kết ra một số bước cơ bản mà bạn cần chuẩn bị để mở một cửa hàng sữa ở khu vực nông thôn như sau:

Bước 1: Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh

Tất nhiên, mặt bằng lý tưởng cho việc mở cửa hàng sữa sẽ là những vị trí gần với nơi dân cư đông đúc, gần trục đường chính, nhiều người qua lại, gần chợ, bệnh viện, trường học,…

Mặt tiền nên thông thoáng, dễ tìm, có chỗ để xe cho khách hàng đến mua. Ở khu vực nông thôn thì bạn cũng không cần thuê một mặt bằng quá lớn mà trong khoảng từ 50-60 m2 là hợp lý nhất. Sau khi tìm được mặt bằng, bạn có thể sẽ phải cải tạo lại mặt bằng cho phù hợp với ý tưởng kinh doanh của mình.

mặt bằng kinh doanh sữa

Mặt bằng kinh doanh cửa hàng sữa nên thông thoáng, rộng rãi, dễ nhìn thấy

Một lưu ý nếu như mặt bằng là bạn đi thuê thì nên thuê thời hạn ít nhất là 6 tháng chứ không nên quá ngắn mà cũng không nên quá dài dễ làm gián đoạn, phát sinh rủi ro trong quá trình kinh doanh.

Bước 2: Tìm nguồn hàng

Sữa là mặt hàng có ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Vì thế, bạn cần nhập sữa có nguồn gốc, uy tín từ các hãng sữa lớn, có tên tuổi là điều tiên quyết. Một số thương hiệu sữa lớn mà bạn có thể tham khảo nhập nguồn hàng như: Vinamilk, TH True Milk, NutiFood, Nestle,…

Nếu không nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất thì bạn cũng có thể nhập hàng từ các đại lý khu vực của các hãng sữa. Hầu hết các tỉnh thành hiện nay đều có đại lý của các hãng sữa lớn, bạn có thể liên hệ với các đại lý này để nhập hàng sẽ thuận tiện vận chuyển hơn mà vẫn có giá tốt.

Một lưu ý khi tìm nguồn hàng là cần khảo sát nhu cầu người dùng tại khu vực bạn mở, khảo sát các đối thủ đang kinh doanh. Ban đầu, có thể nhập mỗi loại sữa một ít để đo lường nhu cầu người tiêu dùng và điều chỉnh.

Bước 3: Đầu tư trang thiết bị

Các hạng mục trang thiết bị cần đầu tư mở cửa hàng sữa có thể kể đến như:

  • Đầu tư lắp đặt mạng lưới điện, nước.
  • Đầu tư vào tủ lạnh, tủ mát, tủ đông để bảo quản sữa
  • Giá kệ siêu thị để bày hàng
  • Một số thiết bị phục vụ bán hàng như: phần mềm, máy đọc mã vạch, máy in hóa đơn,…

giá kệ bày hàng sữa

Thiết bị giá kệ bày hàng sữa

Bước 4: Trưng bày và quản lý hàng hóa

Trưng bày hàng hóa cũng là một cách gây ấn tượng với khách hàng, tạo ra phong cách riêng cho cửa hàng sữa của bạn. Sữa cũng có rất nhiều loại, thương hiệu với kiểu dáng, kích thước, cho độ tuổi khác nhau. Do đó, việc sắp xếp hàng hóa theo quy luật một cách khoa học, tiện lợi nhất cho khách hàng sẽ là ưu thế lớn cho cửa hàng của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo các cách bài trí cho cửa hàng đẹp, hiện đại và chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh việc trưng bày thì quản lý hàng hóa cũng là đầu mục công việc bạn cần quan tâm. Luôn luôn kiểm tra hàng hóa khi nhập vào cửa hàng, nên sử dụng các phần mềm quản lý để có thể theo dõi date sữa.

trưng bày sữa

Trưng bày hàng hóa khoa học, đẹp mắt giúp khách hàng dễ bị thu hút và tìm kiếm sản phẩm

Bước 5: Lên kế hoạch truyền thông và chăm sóc khách hàng

Trong thời đại 4.0 như hiện nay thì truyền thông và chăm sóc khách hàng có ý nghĩa rất lớn với bất kì ngành nghề kinh doanh nào. Ngay cả ở nông thôn thì bạn cũng nên làm bước này. Tận dụng các kênh online như Facebook, Zalo, các trang thương mại điện tử để quảng bá sản phẩm của cửa hàng đến gần hơn với người tiêu dùng.

Tổ chức các chương trình khuyến mại, tri ân khách hàng, chăm sóc các khách hàng tiềm năng, khách hàng cũ, mới để ngày càng có thêm doanh thu cho cửa hàng.

Hy vọng với những kiến thức chia sẻ từ kinh nghiệm mở cửa hàng sữa ở nông thôn thực tế này. Chúng tôi có thể giúp bạn nắm bắt được những thuận lợi, khó khăn cũng như các bước cần chuẩn bị trước khi quyết định kinh doanh cửa hàng. Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0935.787.757.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *